Một số mẹo khi biên soạn LaTeX bằng VS Code

1. Bật preview PDF trên VS Code

Ở góc phải, phía trên của cửa sổ VS Code, chọn nút như hình bên dưới

2. Dò tìm vị trí qua lại giữa code và PDF (giống Go to source trên TeXStudio)

Chuyển vị trí từ cửa sổ code sang vị trí trên PDF:
Mac: CMD + Option + J
Windows/linux: Ctrl + Alt + J
Chuyển vị trí từ cửa sổ PDF sang vị trí trên cửa sổ code
Mac/Windows: Ctrl + Click chuột trái

3. Cố định độ rộng cửa sổ code để không bị tràn dòng

Vào menu View => Word Wrap (hoặc phím tắt Alt + Z)

4. Chạy nhanh một file TeX trên VSC

Bấm nút RUN hoặc nhấn Ctr + S (vừa save vừa run)

Một số mẹo khi biên soạn LaTeX (TeXStudio)

MỤC LỤC

  1. Một số trang web hỗ trợ
  2. Tạo nhanh một file LaTeX trong chương trình soạn thảo TeXStudio
  3. Đánh số dòng hiển thị trên file PDF
  4. Thay đổi ký hiệu trong môi trường liệt kê
  5. Gõ tắt
  6. Thay đổi kích cỡ chữ và dãn dòng
  7. Kiểm tra tài liệu tham khảo hoặc label nào không sử dụng
  8. Tạo mục lục
  9. Hệ phương trình
  10. Verbatim: Ghi đoạn code trong LaTeX
  11. Cố định độ rộng cột trong bảng
  12. Dãn dòng trong bảng
  13. Thay đổi tên mặc định (mục lục, chương, tài liệu tham khảo, …)
  14. Tự động ngắt dòng công thức toán qua trang mới trong môi trường align, equation, $…$
Tiếp tục đọc “Một số mẹo khi biên soạn LaTeX (TeXStudio)”

Cài đặt TeX Live 2022 trên MAC

Các bước cài đặt TeX Live trên MAC như sau:

1. Tải các file cần thiết

2. Cài đặt: Các bạn cài đặt theo thứ tự: MacTeX —> TeX Live Utility —> TeXStudio —> OpenKey

3. Nạp gói Tiếng Việt: Mở app TeX Live Utility —> Gõ vào tìm kiếm từ khóa vietnam —> Chuột phải vào vntex —> Chọn install như hình bên dưới (các gói khác làm tương tự)

Dùng Python sắp xếp tài liệu tham khảo định dạng \bibitem trong LaTeX

Khi sử dụng LaTeX, mình thường sử dụng 2 cách dùng tài liệu tham khảo:

Cách 1: Chuyên nghiệp với bibtex, biber với hai gói natbib, biblatex

\documentclass{article}
\usepackage{biblatex}
\addbibresource{references.bib}
\begin{document}
...
\printbibliography
\end{document}

Trong đó, file references.bib được viết theo định dạng

@article{key,
    author={Nguyen Huu Can},
    title={Subscribe my channel},
    year={2022},
    Journal={Name of Journal},    
}

Nếu mình đã dùng được cách 1 thì quá OK rồi. Tuy nhiên để chạy trơn tru thì đòi hỏi người viết phải đầu tư ngay từ đầu nên thấy khá mắc công. Bên cạnh cách 1, có cách 2 sau đây dễ dùng hơn nhưng lại không sắp xếp tự động được.

Cách 2: Dùng Bibitem từ bibliography

\begin{thebibliography}{99}
\bibitem{1} TLTK 1
\bibitem{2} TLTK 2
...
\end{thebibliography}

Code Python sau đây dùng để sắp xếp TLTK ở cách 2 theo bảng chữ cái alphabet hoặc theo thứ tự xuất hiện trong trích dẫn

Mọi thắc mắc liên hệ: nguyenhuucan@gmail.com

Sưu tầm cách khắc phục một số lỗi thường gặp trong LaTeX [Errors and fix in LaTeX]

1. Không có chức năng Go to Source (trên TexStudio)
– Báo lỗi: Bấm chuột phải hoặc Ctrl + Click không thấy chức năng Go to Source
– Cách khắc phục: Xóa dấu tiếng Việt trên tên file TeX và tên của các thư mục chứa file TeX
Bấm vào dòng Tiếp tục đọc » bên dưới để xem tiếp ….

Tiếp tục đọc “Sưu tầm cách khắc phục một số lỗi thường gặp trong LaTeX [Errors and fix in LaTeX]”

Win 10 lỗi mạng hình quả địa cầu mặc dù vẫn dùng mạng được

Win 10 lỗi wifi có hình quả địa cầu mặc dù mạng vẫn dùng bình thường, thỉnh thoảng tự ngắt kết nối, phải kết nối lại, rất khó chịu

Biểu tượng mạng bị lỗi

Cách khắc phục:

Bước 1: (Bước này mình nghĩ không quan trọng lắm, vì nó chỉ áp dụng cho riêng mỗi wifi mà bạn đang kết nối, qua wifi khác thì phải làm lại, chủ yếu là bước 2 nhé :v mình ghi vào đây cho bài viết nó dài hơn xíu 😀 )

—> Control Panel —> Network and Internet —> Network and Sharing Center

—> Open network & Internet Setting —> Change adapter setting

—> Double click vào tên mạng đang dùng (tên Wifi hoặc mạng bạn đang kết nối)

—> Properties —> IP v4 —> General —> DNS —> Điền dòng đầu là 8.8.8.8, dòng thứ hai là 8.8.4.4

—> Làm tương tự cho IP v6, dòng đầu: 2001:4860:4860::8888, dòng hai: 2001:4860:4860::8844

Bước 2:

—> Gõ tìm kiếm trên Windows với từ khóa “Registry Editor” —> Yes

—> Vào đúng đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\NlaSvc\Parameters\Internet

—> Mở file tên EnableActiveProbing —> Điền vào mục Value Data1 —> OK

—> Khởi động lại máy

Chúc các bạn thành công. Mình thấy cách này ổn, vì mình đã khắc phục được lỗi này trên Win 10 21H2, bản OS 19044.1415

Cài đặt TexLive 2022 trên Windows

Hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn thêm một tùy chọn trong việc sử dụng LaTeX, đó là TexLive

Nhắc lại một số hiểu biết căn bản về LaTeX:

Trình biên dịch: MikTex, TexLive

Trình soạn thảo: Texmaker, Texstudio, Viettex, Winedit, Texwork, …

Muốn chạy một file LaTeX, bạn cần chọn: 1 chương trình biên dịch + 1 chương trình soạn thảo là được nhé.

Vì sao lại chọn TexLive trong khi có Miktex, mình cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm nhé:

  • MikTex:

+ Ưu điểm: Cài nhanh, dung lượng nhỏ gọn

+ Nhược điểm: Thiếu gói, mặc dù MikTex sẽ tự tải nhưng cần có internet, đôi lúc không tự tải thì mình phải nạp gói bằng cách thủ công và hay gặp lỗi linh tinh.

  • TexLive:

+ Ưu điểm: Đầy đủ gói, ít lỗi.

+ Nhược điểm: Cài lâu dã man (máy mình i7-11th, RAM 16GB, wifi 5G speed download 200Mbps, tải + cài mất 90 phút), dung lượng nặng (cài xong chiếm khoảng 7GB trên ổ đĩa C)

Tùy các bạn lựa chọn nhé !

Mọi thắc mắc liên hệ: nguyenhuucan@nguyenhuucan

Để xem cách cài đặt TexLive trên Win, bạn xem tại đây nhé, nhớ đăng ký kênh ủng hộ mình nhe!

Link tải: https://www.tug.org/texlive/

Thay đổi định dạng mặc định của \chapter, \section, \subsection trong LaTeX

Chào các bạn,

Hôm nay mình chia sẻ đoạn code dùng để thay đổi định dạng mặc định của \chapter, \section, \subsection trong LaTeX

Lí do: Yêu cầu phải làm đúng định dạng của báo cáo hay luận văn.

Các bạn có thể dựa vào đây để tùy biến thêm cho phù hợp nhé

Cách thực hiện: Các bạn thêm đoạn code sau vào trước \begin{document} nhé
\usepackage{titlesec}
\titleformat{\chapter}[block]
{\normalfont\huge\bfseries}{\chaptertitlename\ \thechapter.}{10pt}{\Huge}
\titlespacing*{\chapter}{5pt}{5pt}{30pt}
\renewcommand{\thesection}{\arabic{section}}
\titlespacing*{\section}{2pt}{2ex}{2ex}
\newcommand{\specialformatsection}{}
\titleformat{\section}[block]{\color{black}\bfseries\Large}{§\,\thesection.}{0.5em}{}
\titleformat{\subsection}[block]{\color{black}\bfseries\large}{\hspace*{-0.15cm}\thesubsection.}{0.5em}{}
\renewcommand{\thesubsection}{\arabic{subsection}}
\titlespacing*{\subsection}{5pt}{2ex}{2ex}
\titleformat{\subsubsection}[block]{\color{black}\bfseries}{\thesubsubsection.}{0.5em}{}
\setcounter{secnumdepth}{5}

Giải toán bằng OneNote for Windows

Các bạn xem ở clip tại đường link này nhé

App khá là OK đó. Chỉ cần viết công thức hoặc một bài toán tính tích phân, giải phương trình, hệ phương trình, rút gọn biểu thức, hàm số, …. sau đó bao khối vùng cần tính là nó sẽ tự tính kết quả hoặc vẽ đồ thị tùy thuộc vào tùy chọn của bạn.